PHÒNG GD &ĐT QUẬN BÌNH TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN VIỆT MỸ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------- | |||
NỘI QUI VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA
GIÁO VIÊN - BẢO MẪU
I. NỘI QUY CHUNG:
* Lưu ý:
- Mọi sự vi phạm từ điều 1-5 : thôi việc ngay lập tức.
- Mọi sự vi phạm từ điều 6 – 13:
+ Vi phạm lần 1 : Nhắc nhở - Cảnh cáo
+ Vi phạm lần 2 : Viết bản Kiểm điểm - Phạt hành chính.
+ Vi phạm lần 3 : Hạ bậc thi đua – Thôi việc.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã kí)
NGUYỄN THỊ HỒNG MẬN
NỘI QUI CỤ THỂ
1. Chế độ đón – trả trẻ:
- Buổi sáng có mặt từ 6h30 – 6h45 : Làm vệ sinh lớp sạch sẽ, cẩn thận (lau lớp, lau kệ đồ chơi…). Rửa ly, muỗng, trung lại bằng nước sôi. Chuẩn bị đủ đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc trẻ (ăn, ngủ, vệ sinh…). Diệt kiến, muỗi sau khi ra về.
- 8h00 sáng, Bảo mẫu điểm danh trẻ có mặt tại lớp, nhanh nhóng ghi sỉ số báo cơm cho bếp, phù hợp với số liệu ghi ở sổ điểm danh lớp.
- Khi cần thay giáo viên trả trẻ: không giao trẻ cho người lạ và trẻ em. Ra về còn trẻ phải giao lại cẩn thận cho người có trách nhiệm. Kiểm tra trẻ thật kỹ trước khi đón và nhận trẻ. Đảm bảo trẻ được vệ sinh sạch sẽ trước khi trả cho phụ huynh.
2. Chế độ an toàn:
- Tổ chức cho trẻ chơi, BM phải cùng vơi GV bao quát trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Khi trẻ có triệu chứng bất thường, phải kết hợp với GV báo ngay cho BGH và xử lý đúng, kịp thời.
- Khi không có GV ở lớp, BM phải quản lý trẻ, không làm việc khác đẻ xảy ra tai nạn.
- Khi Phụ huynh gởi thuốc cho trẻ, BM phải ghi tên thuốc, tên trẻ, cho PH ký nhận vào sổ thuốc và cho uống đúng cách, đúng liều, đúng thời gian và theo lời dặn của Phụ huynh.
- Trước khi cho trẻ ăn uống phải kiểm tra độ nóng của thức ăn. Sắp xếp chỗ để thức ăn hợp lý, an toàn. Phân chia thức ăn đúng quy định. Đảm bảo chế độ an toàn tuyệt đối cho trẻ trong giờ ăn.
- Không cho trẻ đi lại khu vực gần bếp, khu vực rửa chén và gần nơi chia cơm, hoặc trên đường di chuyển thức ăn.
- Không được chứa nước trong nhà vệ sinh, nếu trường hợp cúp điện nước có chứa nước trong xô phải đậy kín, để nơi an toàn, trẻ không sờ đến được.
- Phải thấy trước được các nguy cơ nguy hiểm, gây hại cho trẻ và phòng tránh. Cần đảm bảo các phương án an toàn trong phòng chống tai nạn như : bỏng, điện giật, ngộ độc hóa chất…
3. Chăm sóc trẻ:
- Bảo mẫu thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt, đúng giờ. Tích cực kết hợp với GV để tạo nề nếp lớp tốt trong các giờ sinh hoạt.
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Thực hiện nghiêm túc trực trưa trong giờ trẻ ngủ.
- Giáo viên, Bảo mẫu nắm rõ số liệu cân đo của trẻ suy dinh dưỡng, béo phì hàng tháng để chăm sóc trẻ hiệu quả.
- Không quát mắng hay đánh trẻ trong giờ ăn. Cho trẻ ăn hết suất, có biện pháp chăm sóc riêng cho trẻ SDD và Béo phì.
- Ổn định trật tự lớp trong các giờ: chuẩn bị giờ ăn, trong khi ăn, sau khi ăn và có nề nếp tốt giờ ngủ.
4. Chế đô vệ sinh:
- Vệ sinh lớp vào mỗi sáng, sau khi trẻ ăn, uống.
- Thực hiện theo chế độ vệ sinh tại lớp: hằng ngày, tuần, chà nền nhà, hành lang 2 lần/ tháng, giặt giường 2 lần/ tháng, giặt áo gối, rửa tủ ly và tẩy rửa đồ chơi vào cuối tuần. Phơi gối cho trẻ ngoài trời nắng hằng tuần. Hàng ngày trước khi ra về phải xịt thuôc diệt muỗi, kiến hiệu quả.
- Quần áo, đồ dùng của trẻ hàng ngày phải trả về cho gia đình đầy đủ, không quên sót.
- Các đô dùng khác của lớp cũng phải được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Trước khi ra về phải tắt tất cả các thiết bị điện như máy nước nóng, máy lạnh, quạt, đèn…
- Giáo dục trẻ có thói quen biết bỏ rác vào thùng rác. Giáo dục ý thức tự giác nhặt rác khi thấy rác trước của lớp hay sân trường , bỏ vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.
- Hàng ngày kiểm tra đầu tóc, áo quần, móng tay trẻ. Tích cực cùng với GV dạy trẻ các kỹ năng, thao tác vệ sinh như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tiêu tiểu đúng nơi quy định…
- Cô cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chia thức ăn và sau khi làm vệ sinh.
- Cô cần đeo khẩu trang khi chia thức ăn cho trẻ
- Tổ chức bữa ăn cho trẻ đúng theo quy trình, thực hiện giờ ăn “cuốn chiếu”. Cô tuyệt đối không thổi thức ăn cho trẻ mặc dù thức ăn còn nóng
- Ăn xong bé cần được lau miệng, uống nước, chải răng và đi vệ sinh
- Cô cần có kế hoạch cụ thể để cho trẻ uống nước thường xuyên trong ngày
- Không dùng chung đồ dùng của trẻ, không đưa người lạ vào phòng trẻ. Đồ dùng cá nhân của BM phải để đúng nơi quy định.
- Tẩy giun và khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của trường.
- Biết cách sơ cấp cứu trong những trường hợp khẩn cấp như : hóc dị vật, sặc sữa, xử lý vết thương chảy máu…
- Biết cách phòng và xử lý một số bệnh thông thường như : sốt, phỏng, vết bầm, tiêu chảy…và nắm được tình hình sức khỏe trẻ.
5. Nâng cao tay nghề:
- Bài làm quy chế mầm non, các bài kiểm tra tay nghề đạt từ điểm 8 trở lên.
- Tích cực tham quan, học tập để nâng cao tay nghề. Tham dự đầy đủ các buổi họp của BM trong trường.
GIÁO VIÊN - BẢO MẪU HIỆU TRƯỞNG
(ký và ghi rõ họ tên)